No-code/Low-code: Hướng đi mới cho doanh nghiệp muốn chuyển đổi số nhanh, gọn, tiết kiệm

Chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu sống còn với các doanh nghiệp – đặc biệt là SME. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ ngân sách hay đội ngũ kỹ thuật để phát triển phần mềm chuyên sâu.

Giải pháp No-code và Low-code ra đời giúp doanh nghiệp tạo ứng dụng nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và dễ dàng tự vận hành mà không cần lập trình viên. Vậy công nghệ này có thực sự phù hợp với doanh nghiệp của bạn? Cùng VNTT tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. No-code là gì? Low-code là gì? Điểm khác biệt cơ bản

No-code là nền tảng cho phép người dùng không có kiến thức lập trình vẫn có thể tạo ra các ứng dụng bằng cách kéo-thả các thành phần có sẵn. Trong khi đó, Low-code vẫn yêu cầu một ít kỹ năng lập trình, nhưng giúp rút ngắn thời gian và công sức phát triển so với phương pháp truyền thống.

Cả hai phương pháp đều đẩy nhanh quá trình phát triển, cắt giảm chi phí và cải thiện khả năng tiếp cận, nhưng cung cấp các mức độ linh hoạt và tùy chỉnh khác nhau.

Để hiểu rõ hơn, hãy phân biệt 2 khái niệm này:

Tiêu chíNo-codeLow-code
Đặc điểmHoàn toàn không viết code, sử dụng giao diện kéo- thả trực quanChủ yếu dùng giao diện trực quan nhưng vẫn cho phép can thiệp code để tùy chỉnh
Đối tượng sử dụngNgười dùng không có kiến thức lập trìnhNgười dùng có kiến thức lập trình cơ bản hoặc chuyên nghiệp
Tốc độ triển khaiPhát triển rất nhanhPhát triển nhanh nhưng cần thời gian tích hợp tùy chỉnh
Ứng dụng thực tếTạo website, ứng dụng front-end, ứng dụng nội bộ đơn giản, ứng dụng tự động hóa quy trình Phát triển ứng dụng doanh nghiệp phức tạp, tích hợp hệ thống
Khả năng tích hợp Bị giới hạn, phụ thuộc nền tảng có sẵnDễ dàng tích hợp với các hệ thống khác như ERP, CRM, phần mềm kế toán,…

2. Lý do doanh nghiệp nên ứng dụng No-code/Low-Code

Ứng dụng No-code/Low-code đang là xu hướng phổ biến giúp doanh nghiệp tăng tốc đổi mới, tối ưu vận hành và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là 5 lý do chiến lược vì sao doanh nghiệp nên triển khai: 

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí phát triển: Doanh nghiệp có thể nhanh chóng tạo ứng dụng mà không cần lập trình phức tạp. Nhờ đó, chi phí thuê lập trình viên và thời gian triển khai giảm đáng kể. 
  • Tăng tính linh hoạt và thúc đẩy đổi mới: Các bộ phận như Marketing, Kinh doanh hay Vận hành có thể trực tiếp tham gia, xây dựng công cụ mà không phụ thuộc vào đội ngũ kỹ thuật. Điều này giúp đảm bảo sản phẩm sát với nhu cầu thực tế.
  • Dễ dàng tích hợp và mở rộng hệ thống: No-code/ Low-code hỗ trợ kết nối với nhiều phần mềm phổ biến (CRM, ERP, hệ thống email, quản lý kho,…). Nhờ đó, doanh nghiệp có thể mở rộng hệ thống mà không cần xây lại từ đầu.
  • Tăng cường tự động hóa: Các quy trình như xử lý đơn hàng, cập nhật kho, gửi email chăm sóc khách hàng được tự động hóa. Ví dụ, cửa hàng bán lẻ có thể dùng Zapier hoặc Automate.io để đồng bộ đơn hàng từ Shopee, Lazada về hệ thống quản lý. Điều này làm giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian nhập liệu.
  • Nâng cao quyền riêng tư và bảo mật: Một số nền tảng cho phép triển khai trên hạ tầng riêng hoặc tích hợp lớp bảo mật tiên tiến. Nhờ vậy, doanh nghiệp kiểm soát thông tin nội bộ và tuân thủ quy định bảo mật tốt hơn.

3. Ứng dụng của No-code và Low-code trong doanh nghiệp

No-code/Low-code được chia thành 3 nhóm ứng dụng chính:

  • Quản lý nội bộ: Xây dựng hệ thống quản lý công việc, quy trình nội bộ hoặc quản lý khách hàng đơn giản.
  • Marketing và bán hàng: Tạo landing page, form đăng ký sự kiện, hoặc chatbot chăm sóc khách hàng.
  • Tự động hóa quy trình: Kết nối dữ liệu từ Google Sheets, Email, phần mềm kế toán,…

Một số nền tảng phổ biến gồm:

  • No-code: Airtable, Glide, Webflow, Bubble
  • Low-code: OutSystems, Mendix, Microsoft Power Apps
Ứng dụng No-code/Low-code trong doanh nghiệp

Ứng dụng No-code/Low-code trong doanh nghiệp

4. No-code/ Low-code và sự chuyển dịch vai trò của lập trình viên hiện đại

Một lo ngại phổ biến hiện nay là sự phát triển của các nền tảng No-code/ Low-code và sự chuyển dịch vai trò của lập trình viên hiện đại sẽ khiến lập trình viên trở nên dư thừa. Thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Lập trình viên vẫn giữ vai trò then chốt trong các dự án phức tạp. Tuy nhiên, vai trò của họ đang dần chuyển đổi và mở rộng:

Tập trung vào kiến trúc và chiến lược
Lập trình viên không còn mất thời gian cho các tác vụ lặp đi lặp lại. Thay vào đó, họ tập trung vào thiết kế hệ thống và tối ưu giải pháp tổng thể. Các vấn đề kỹ thuật được giải quyết ở cấp độ cao hơn. Nhờ đó, giá trị chuyên môn được phát huy hiệu quả.

Hợp tác chặt chẽ với các bộ phận khác
No-code giúp tăng cường sự phối hợp giữa đội ngũ kỹ thuật với các phòng ban khác. Nhờ đó, các giải pháp vì thế sát thực tế hơn và dễ triển khai hơn. Quá trình làm việc trở nên thống nhất và hiệu quả hơn.

Tăng tốc độ thử nghiệm và đổi mới
Lập trình viên dùng nền tảng low-code để xây dựng nguyên mẫu nhanh (prototype, MVP), rút ngắn thời gian thử nghiệm và thúc đẩy đổi mới liên tục.

5. Doanh nghiệp nào phù hợp với No Code/Low Code? 

Theo Gartner, năm 2025 hơn 70% ứng dụng doanh nghiệp sẽ được phát triển bằng No-code/Low-code. No-code và Low-code không chỉ là xu hướng công nghệ nhất thời, mà ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại hình doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs): Các SMEs thường gặp rào cản về ngân sách. Tuy nhiên, họ vẫn cần số hóa quy trình làm việc nội bộ như quản lý khách hàng, quản lý đơn hàng, hay tự động hóa báo cáo. No-code/Low-code giúp họ vận hành hiệu quả hơn mà không tốn quá nhiều chi phí.
  • Startup: Để thành công, các startup phải đặt tốc độ phát triển và tiết kiệm chi phí lên hàng đầu. Họ cần xây dựng sản phẩm nhanh để thử nghiệm ý tưởng và nhận phản hồi kịp thời từ thị trường. Điều này giúp startup thích ứng linh hoạt với nhu cầu khách hàng.
  • Doanh nghiệp đang chuyển đổi số: Xây dựng các ứng dụng nội bộ mà không cần đợi lập trình viên xử lý từng yêu cầu nhỏ, rút ngắn thời gian triển khai và linh hoạt thay đổi theo nhu cầu.
  • Doanh nghiệp có mô hình hoạt động linh hoạt: Các công ty trong ngành giáo dục, logistic, tài chínhcũng có thể tận dụng no-code và low-code. Ở những nơi này, nhân viên không chuyên về kỹ thuật vẫn có thể tự tạo các công cụ hỗ trợ công việc hàng ngày. Điều này giúp tăng năng suất và giảm sự phụ thuộc vào bộ phận IT.

No-code/Low-code giúp hệ thống số hóa và tự động hóa quy trình

No-code/Low-code giúp hệ thống số hóa và tự động hóa quy trình

Case Study: Doanh nghiệp ứng dụng No-code/Low-code

Schneider Electric là tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng. Họ đã tiết kiệm hàng ngàn giờ lập trình thủ công mỗi năm. Nhân viên kỹ thuật đã tạo các công cụ giám sát và báo cáo qua nền tảng Mendix. Điều này giúp công ty nâng cao hiệu quả công việc. Đồng thời giảm tải cho đội ngũ lập trình viên. Nhờ vậy, các kỹ sư có thể tập trung vào những công việc phức tạp hơn.

Tương tự, Airbus dùng OutSystems để phát triển nhanh các ứng dụng hỗ trợ vận hành và kỹ thuật. Kết quả là, thời gian triển khai phần mềm từ vài tháng xuống chỉ còn vài tuần. 

No-code và Low-code không chỉ là một xu hướng công nghệ mới. Đây còn là một giải pháp chiến lược giúp doanh nghiệp đổi mới nhanh chóng và tăng tính linh hoạt trong vận hành. Điều đáng nói là các “ông lớn” như Schneider Electric hay Airbus đã tin tưởng áp dụng nền tảng này. Điều đó minh chứng rõ ràng cho tính hiệu quả và tiềm năng của No-code/Low-code trong thực tiễn.

KẾT LUẬN

No-code và Low-code không chỉ là xu hướng nhất thời, mà là hướng đi mới cho doanh nghiệp trong hành trình số hóa, đặc biệt với những đơn vị có nguồn lực hạn chế. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về tiềm năng của công nghệ No-code và Low-code. Từ đó, bạn có thể cân nhắc áp dụng vào doanh nghiệp một cách linh hoạt và hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: BecaWork giúp số hóa biểu mẫu & phê duyệt nhanh chóng như thế nào?

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Bạn đang tìm hiểu các giải pháp thông minh cho doanh nghiệp?

Liên hệ với VNTT ngay hôm nay để được Demo và tư vấn triển khai miễn phí!

Công ty CP Công nghệ & Truyền thông Việt Nam (VNTT)

– Địa chỉ: Tầng 16, Toà nhà WTC Tower , Số 1, Đường Hùng Vương, Phường Hoà Phú, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.

– Hotline: 1800 9400 – 0274 222 0222

– Email: dvkh@vntt.com.vn

– Facebook: https://facebook.com/eDatacenterVNTT

– Zalo OA: https://zalo.me/edatacentervntt

Đăng ký nhận tin

Bài viết mới nhất

Scroll to Top