Kiến trúc tổng thể của nền tảng Beca Smart City (P1)

bài viết trước chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về nền tảng Beca Smart City và giá trị cốt lỗi nền tảng mang lại cho thành phố thông minh Bình Dương. Ở loạt bài viết này, hãy cùng VNTT tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc các phân lớp của nền tảng này nhé!

Beca Smart City là nền tảng được phát triển với định hướng tích hợp toàn bộ các hệ thống công nghệ thông tin (IT), công nghệ vận hành (OT) và công nghệ kỹ thuật (ET).

Vì vậy một trong những điều kiện tiên quyết của hệ thống cần phải đáp ứng đó là khả năng tích hợp dữ liệu từ nhiều hệ thống khác nhau và xử lý hiển thị theo thời gian thực.

Các phân lớp trong kiến trúc của Beca Smart City

Trong kiến trúc của nền tảng Beca Smart City, có 4 phân lớp bao gồm:

Tất cả hệ thống riêng lẻ được kết hợp thống nhất và hoạt động cùng nhau theo sự sắp xếp của người quản lý, tối ưu hóa công tác quản lý trong thành phố và khu công nghiệp thông minh.
Lớp ứng dụng (Application Layer)

Bao gồm toàn bộ các hệ thống ứng dụng IT/OT riêng lẻ trong thành phố, khu công nghiệp và cả các thiết bị cảm biến, robot, xe tự hành, CCTV camera…

Lớp tích hợp (Integration Layer):

Lớp tích hợp dữ liệu là một phân lớp vô cùng quan trọng trong nền tảng Beca Smart City, bao gồm BecaIOT Edge và BecaSCADA.

Toàn bộ dữ liệu từ các hệ thống và thiết bị khác nhau với nhiều cách giao tiếp dữ liệu khác nhau đều có thể được hỗ trợ tích hợp bao gồm các giao thức vận hành như OPC-UA Modbus, OPC-UA OPC-DA, BACNET, RS232, S7 … và các giao thức công nghệ thông tin như REST API, HTTPs, MQTT websocket, RTSP live feed camera…

Lớp xử lý dữ liệu (Data Process Layer)

Lớp xử lý dữ liệu với lõi chính là nền tảng BecaIOT giúp đảm bảo quản lý được toàn bộ các dữ liệu từ tất cả các hệ thống. Sau đó tiến hành xử lý phân tích dữ liệu và lưu trữ trong các real-time database.

Việc phân tích dữ liệu còn có sự hỗ trợ mạnh mẽ của nền tảng BecaAI, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giúp công việc quản lý hiệu quả hơn, dự đoán tương lai và phòng ngừa sớm các sự cố có thể xảy ra.

Lớp trực quan hóa (Visualization Layer)

Lớp trực quan hóa là nơi ứng dụng quản lý thành phố thông minh – khu công nghiệp thông minh được xây dựng; bao gồm đầy đủ các chức năng như dashboard dữ liệu, màn hình tương tác, báo cáo tự động, phân tích và đưa ra cảnh báo thời gian thực, hệ thống quản lý quy trình vận hành SOP, quản lý KPI…

Ứng dụng kiến trúc của Beca Smart City

Với việc ứng dụng kiến trúc của nền tảng Beca Smart City vào các dự án thành phố thông minh sẽ giúp tăng hiệu quả quản lý điều hành theo thời gian thực cho trung tâm điều hành thông minh IOC.

Tất cả hệ thống riêng lẻ được kết hợp thống nhất và hoạt động cùng nhau theo sự sắp xếp của người quản lý, tối ưu hóa công tác quản lý trong thành phố và khu công nghiệp thông minh.

Toàn bộ dữ liệu được phân tích và xử lý theo thời gian thực chính là chìa khóa quyết định tính hiệu quả trong việc quản lý vận hành thành phố thông minh. Tạo ra môi trường cho ban điều hành cập nhật liên tục tình hình bên trong thành phố và đưa ra các quyết sách trong thời gian ngắn, đồng thời cũng tạo điều kiện kết nối chặt chẽ giữa người dân và chính quyền thành phố, liên tục nâng cao đời sống người dân, doanh nghiệp trong khu vực.

(còn nữa)

————————————-

Bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về nền tảng Beca Smart City và các giải pháp thông minh của VNTT, vui lòng tham khảo tại đây, hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vẫn rõ hơn qua:

Công ty CP Công nghệ & Truyền thông Việt Nam (VNTT)

– Địa chỉ: Số 2, Đường Tiên Phong 3, Phường Hoà Phú, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

– Hotline: 1800 9400 – 0274 222 0222

– Email: cskh@vntt.com.vn

– Facebook: https://facebook.com/eDatacenterVNTT

– Zalo OA: https://zalo.me/edatacentervntt

Michel Bùi

Bài viết liên quan:

Kiến trúc tổng thể của nền tảng Beca Smart City (P2)

Đăng ký nhận tin

Bài viết mới nhất

Scroll to Top