Phân biệt Private Cloud, Public Cloud và Hybrid Cloud

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), có 03 mô hình triển khai điện toán đám mây cơ bản là Private Cloud (Đám mây riêng), Public Cloud (đám mây công cộng), và Hybrid Cloud (Đám mây lai). Mỗi mô hình đều mang những ưu điểm và hạn chế riêng.

Vậy làm thế nào để chọn đúng dịch vụ Cloud phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp ngày càng tăng? Bài viết này, VNTT sẽ giúp các doanh nghiệp đang phân vân, chọn ra giải pháp tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

So sánh Public Cloud vs Private Cloud và Hybrid Cloud

Phân biệt 3 mô hình điện toán đám mây

Dựa trên nhu cầu kinh doanh của từng doanh nghiệp, 03 mô hình điện toán đám mây đã được ra đời. Bảng so sánh dưới đây sẽ khai thác các khía cạnh khác nhau của 03 mô hình, từ đó giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất và đưa ra quyết định thông minh trong chiến lược chuyển đổi số của mình.

YẾU TỐPRIVATE CLOUDPUBLIC CLOUDHYBRID CLOUD
Tổng quanLà mô hình đám mây riêng, trong đó tài nguyên công nghệ thông tin (CNTT) được sử dụng trong môi trường nội bộ của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.Là mô hình đám mây công cộng, trong đó hạ tầng cloud dùng chung cho tất cả mọi người, không giới hạn người dùng là cá nhân hay doanh nghiệp.
Đây là mô hình triển khai dịch vụ điện toán đám mây được sử dụng rộng rãi ngày nay.
Là mô hình đám mây lai, kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud, cho phép di chuyển dữ liệu và ứng dụng giữa hai môi trường.
Nhà quản lý CNTTDoanh nghiệp/tổ chức sở hữu và quản lý cơ sở hạ tầng đám mây riêng, đồng thời chịu trách nhiệm duy trì và bảo trì hệ thống thường xuyên. Được cung cấp và quản lý bởi nhà cung   cấp dịch vụ đám mây   (Cloud Service Provider – CSP). Đây là tổ chức hoặc doanh nghiệp chịu trách nhiệm xây dựng, vận hành và quản lý cơ sở hạ tầng đám mây công cộng. Doanh nghiệp hoặc tổ chức chịu trách nhiệm quản lý việc di chuyển và tích hợp dữ liệu giữa hai môi trường Public Cloud và Private Cloud để đảm bảo tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm tài nguyên.
Khả năng mở rộng và sự linh hoạtSự linh hoạt của Private Cloud thường hạn chế hơn so với Public Cloud. Bởi các tài nguyên trong Private Cloud là hữu hạn và thuộc quyền sở hữu của một tổ chức cụ thể. Do đó sự mở rộng và linh hoạt của đám mây riêng đòi hỏi phải có kế hoạch và đầu tư từ trước. Có khả năng mở rộng tài nguyên một cách linh hoạt, đáp ứng kịp thời nhu cầu tăng trưởng lưu lượng truy cập và khối lượng công việc ở mọi thời điểm. Sự tích hợp giữa Public Cloud và Private Cloud giúp Hybrid Cloud mở rộng tài nguyên một cách nhanh chóng và linh hoạt.
Bảo mậtCó mức độ bảo mật cao hơn, vì tài nguyên đám mây được giới hạn và kiểm soát bởi một doanh nghiệp, tổ chức riêng biệt. Cần lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ tin cậy để đảm bảo mức độ bảo mật cao nhất, ngăn chặn các truy cập trái phép và các cuộc tấn công mạng. Mức độ bảo mật phụ thuộc vào việc kết nối giữa hai môi trường đám mây, nên cần phải đảm bảo an ninh trong quá trình di chuyển dữ liệu giữa Public Cloud và Private Cloud.
Chi phíCao hơn do doanh nghiệp phải tự đầu tư, vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng CNTT. Chi trả phí sử dụng tài nguyên theo nhu cầu thực tế (Pay as you go). Chi phí phụ thuộc vào tỉ lệ sử dụng public và Private Cloud theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Ưu điểm– Tính bảo mật mật cao. 
– Cho phép tùy chỉnh dịch vụ theo nhu cầu. 
– Không cần đầu tư chi phí xây dựng, vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng. 
– Cung cấp khả năng mở rộng tài nguyên theo nhu cầu. 
– Tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí nhờ tính năng trả tiền theo số lượng tài nguyên sử dụng. 
– Tính linh hoạt và khả năng mở rộng nhanh chóng theo nhu cầu.
– Mức độ bảo mật cao.
Hạn chế– Chi phí đầu tư ban đầu lớn. 
– Tăng giảm quy mô tốn thời gian và nguồn lực.  
– Phức tạp trong việc kiểm soát và quản lý cơ sở hạ tầng. 
– Mối quan tâm về bảo mật và quyền riêng tư. 
– Dữ liệu được lưu trữ ở hạ tầng đám mây chung của nhà cung cấp. 
– Phụ thuộc vào kết nối internet. 
– Thiết kế cấu trúc phức tạp, yêu cầu chuyên môn về kỹ thuật và nguồn lực. 
– Chi tiêu khó theo dõi và tốn kém hơn trong việc triển khai. 
– Thách thức về việc tích hợp các môi trường đám mây khác nhau
Công nghệ, giải pháp ảo hóaVMware, Dell, HPE, OpenStack, VNTT Cloud.VMware, Dell, HPE, OpenStack, CMC Cloud.Rackspace, VMware, Cisco, IBM.

Doanh nghiệp nên lựa chọn mô hình nào?

Doanh nghiệp nên lựa chọn mô hình nào?

Qua bảng so sánh giữa 3 mô hình trên, việc doanh nghiệp nên lựa chọn mô hình nào phụ thuộc hoàn toàn vào các yêu cầu và tình huống kinh doanh cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Dưới đây là một số lưu ý có thể giúp doanh nghiệp đưa ra một quyết định hợp lý:

Public Cloud 

  • Phù hợp cho các doanh nghiệp muốn triển khai nhanh chóng các ứng dụng và tài nguyên mới. 
  • Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường lựa chọn Public Cloud vì mô hình này giúp tiết kiệm chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng ban đầu, được hỗ trợ từ các nhà cung cấp.    
  • Doanh nghiệp cần môi trường điện toán có khả năng mở rộng dễ dàng, hình thức thanh toán linh hoạt theo nhu cầu sử dụng để tối ưu chi phí. 
Private Cloud 

  • Các doanh nghiệp có yêu cầu bảo mật và quyền riêng tư cao, đặc biệt trong các ngành công nghiệp như tài chính hay chính phủ sẽ phù hợp với Private Cloud. 
  • Các tổ chức có quy mô lớn và đòi hỏi kiểm soát hoàn toàn về dữ liệu, an ninh và quản lý thì mô hình này là lựa chọn hợp lý. 
  • Doanh nghiệp đã có cơ sở hạ tầng vật lý và muốn tận dụng lại tài nguyên đã đầu tư.     
Hybrid Cloud

  • Phù hợp cho các doanh nghiệp đang sở hữu số lượng lớn dự án có tính chất khác nhau, cần sự linh hoạt và đa dạng trong việc triển khai và quản lý tài nguyên. 
  • Các doanh nghiệp cần sự kết hợp giữa tính bảo mật của Private Cloud và khả năng mở rộng của Public Cloud.

Như đã đề cập ở trên, để quyết định lựa chọn giữa 3 mô hình Cloud, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố như quy mô kinh doanh, chi phí và ngân sách, khả năng quản lý và vận hành, yêu cầu về tính bảo mật và hiệu suất,… sau đó đưa ra lựa chọn ra mô hình đáp ứng tối đa nhu cầu của mình.

————————–

Để được tư vấn và tìm hiểu thêm về các dịch vụ Server, Cloud và các xu hướng công nghệ, vui lòng truy cập tại đây hoặc liên hệ chúng tôi qua:

Công ty CP Công nghệ & Truyền thông Việt Nam (VNTT)

– Địa chỉ: Số 2, Đường Tiên Phong 3, Phường Hoà Phú, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

– Hotline: 1800 9400 – 0913 150 742

– Email: kinhdoanh@vntt.com.vn

– Facebook: https://facebook.com/eDatacenterVNTT

– Zalo OA: https://zalo.me/edatacentervntt

Đăng ký nhận tin

Bài viết mới nhất

Scroll to Top