Trong các mô hình đám mây hiện nay, Private Cloud (Dịch sang tiếng Việt: Đám mây riêng) đã nổi bật lên với vai trò quản lý hạ tầng và lưu trữ dữ liệu ở mức độ bảo mật cao nhất cho các doanh nghiệp. Vậy liệu rằng doanh nghiệp của bạn có nên lựa chọn đám mây riêng để đáp ứng nhu cầu xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ kinh doanh trong thời đại số hóa? Hãy cùng VNTT giải đáp qua bài viết dưới nhé.
Các khái niệm
Là một mô hình công nghệ thông tin (CNTT), trong đó cơ sở hạ tầng và tài nguyên tính toán dành riêng cho một doanh nghiệp hay tổ chức cụ thể. Trong một đám mây riêng, tất cả các tài nguyên đều được cô lập và nằm dưới sự kiểm soát duy nhất của tổ chức. Do đó, nó thường được gọi là đám mây nội bộ hoặc đám mây doanh nghiệp.
Hạ tầng và máy chủ của Private Cloud có thể được lưu trữ tại trung tâm dữ liệu (Datacenter) của chính doanh nghiệp hay tổ chức đó, hoặc thông qua các nhà cung cấp dịch vụ đám mây riêng. Một số nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu tại Việt Nam như CMC, Viettel IDC, VNG , VNTT…
Đám mây riêng hoạt động ra sao?
Kiến trúc Private Cloud gần giống với Public Cloud, hoạt động bằng cách ảo hóa tài nguyên vật lý của chính doanh nghiệp/tổ chức như hệ thống mạng (network), máy chủ (server), lưu trữ (storage),… sau đó sử dụng các giải pháp, công nghệ ảo hóa thành các tài nguyên ảo có thể quản lý và phân chia linh hoạt phục vụ cho chính nhu cầu của doanh nghiệp.
Các công nghệ được đưa vào Private Cloud để đơn giản hóa quy trình quản lý và tối ưu hóa tài nguyên bao gồm:
- Ảo hóa (Virtualization): Cho phép ảo hóa các tài nguyên CNTT từ phần cứng vật lý và tạo thành các nhóm tài nguyên không giới hạn như tính toán, lưu trữ, bộ nhớ và hệ thống mạng. Phần mềm ảo hóa tập trung các tài nguyên phần cứng như CPU, bộ nhớ và lưu trữ, và tự động phân bổ tài nguyên cho các VM theo nhu cầu sử dụng.
- Phần mềm quản lý (Management software): Công cụ giúp người dùng quản lý các máy chủ ảo và tài nguyên từ một nơi duy nhất. Phần mềm này hỗ trợ cấu hình một cách nhất quán trên các máy chủ và môi trường ứng dụng, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật, và tối ưu hóa phân bổ tài nguyên.
- Tự động hóa (Automation): Hỗ trợ người dùng thực hiện các công việc một cách tự động. Giúp giảm thiểu các tác vụ như tích hợp và server provisioning, giảm thiểu lỗi so với quy trình thủ công.
Ưu và nhược điểm
Có nhiều ưu điểm của Private Cloud khiến doanh nghiệp lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên song song với đó, mô hình này vẫn còn một số hạn chế nhất định cần được xem xét trước khi triển khai.
Các loại hình của Đám mây riêng
- On-premises private cloud: đòi hỏi sử dụng tài nguyên cơ sở dữ liệu nội bộ của tổ chức, đồng nghĩa với việc phải mua, bảo trì, và nâng cấp cơ sở hạ tầng phù hợp, cũng như đảm bảo an ninh cho hạ tầng đó. Quản lý loại hình này cần chi phí đầu tư ban đầu lớn và các chi phí duy trì đáng kể.
- Virtual private cloud (VPC): được triển khai trên cơ sở hạ tầng của Public Cloud. Nó tạo ra một môi trường an toàn và biệt lập, nơi người dùng có thể thực hiện các hoạt động như chạy code, host web, và quản lý dữ liệu, giống như trong một trung tâm dữ liệu truyền thống. VPC có sự linh hoạt và mở rộng tài nguyên của Public Cloud, cùng với các biện pháp kiểm soát và bảo mật tăng cường của Private Cloud..
- Hosted private cloud: là một dạng Private Cloud được lưu trữ ở bên ngoài thay vì ngay tại cơ sở hạ tầng của khách hàng. Các máy chủ đám mây không được cấu hình và cài đặt tại địa điểm thực tế của khách hàng, mà thay vào đó được quản lý và lưu trữ từ xa bởi một bên thứ ba.
- Managed private cloud: là môi trường mà một bên thứ ba quản lý hoàn toàn. Trong mô hình này, tổ chức đó mua và duy trì cơ sở hạ tầng CNTT cho riêng mình tại trung tâm dữ liệu của bên thứ ba. Bên thứ ba này sẽ đảm nhận các công việc như bảo trì, nâng cấp, hỗ trợ và quản lý từ xa các tài nguyên của tổ chức đó.
Doanh nghiệp nào phù hợp với Private Cloud?
Hiện có rất nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như nông nghiệp, vận tải hàng không, giáo dục, tài chính, y tế – chăm sóc sức khỏe,… đang sử dụng Private Cloud và được hưởng lợi từ công nghệ này. Do đó, mọi doanh nghiệp, tổ chức đều phù hợp với mô hình Private Cloud.
Tuy nhiên, việc lựa chọn giữa Private Cloud và các mô hình đám mây khác sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, ngân sách, yêu cầu kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Private Cloud sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có yêu cầu và tình huống cụ thể như sau:
Yêu cầu tính bảo mật cao
Các tổ chức thuộc ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm,… cần xử lý dữ liệu và thông tin quan trọng của khách hàng đòi hỏi tính riêng tư và mức độ bảo mật cao.
Yêu cầu tùy chỉnh linh hoạt
Doanh nghiệp có yêu cầu quản lý tài nguyên tự do và linh hoạt để đáp ứng nhu cầu kinh doanh nhanh chóng.
Yêu cầu chia sẻ dữ liệu nội bộ
Doanh nghiệp có nhu cầu chia sẻ dữ liệu quan trọng nội bộ giữa các bộ phận, chi nhánh để đảm bảo an toàn và tăng cường sự hợp tác giữa các bên.
Có nhu cầu vùng địa lý đa dạng
Công ty thuộc ngành năng lượng và dầu khí, logistic và vận chuyển,… cần triển khai dữ liệu và tài nguyên đa vùng địa lý để đảm bảo tính dự phòng và khả năng phục hồi sau sự cố.
Có quy mô lớn
Doanh nghiệp với quy mô lớn yêu cầu tùy chỉnh và mở rộng hạ tầng để đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý khối lượng giao dịch khổng lồ mỗi ngày. Khi ở một quy mô lớn, khoản tiết kiệm mà một đám mây riêng mang lại có thể lên tới hàng trăm nghìn đô mỗi năm.
Cần nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Các công ty thuộc ngành y học và dược phẩm, công nghệ thông tin (IT),… yêu cầu môi trường an toàn để bảo vệ khối lượng dữ liệu bảo mật.
Tổng kết
Có thể nói, Private cloud không chỉ là một giải pháp hạ tầng và lưu trữ dữ liệu mạnh mẽ mà còn mang đến những lợi ích vượt trội về tính bảo mật và hiệu suất. Tuy nhiên, việc triển khai và quản lý private cloud đòi hỏi sự đầu tư về nguồn lực và chi phí lớn. Do đó, trước khi quyết định lựa chọn mô hình đám mây, doanh nghiệp cần cân nhắc về các yêu cầu và khả năng của mình để lựa chọn phương án tối ưu nhất.
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của ngành CNTT, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ private cloud từ phía nhà cung cấp dịch vụ đám mây riêng để tiết kiệm thời gian, nhân lực và chi phí đầu ban đầu.
————————–
Để được tư vấn và tìm hiểu thêm về các dịch vụ Server, Cloud và các xu hướng công nghệ, vui lòng truy cập tại đây hoặc liên hệ chúng tôi qua:
Công ty CP Công nghệ & Truyền thông Việt Nam (VNTT)
– Địa chỉ: Số 2, Đường Tiên Phong 3, Phường Hoà Phú, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương
– Hotline: 1800 9400 – 0913 150 742
– Email: kinhdoanh@vntt.com.vn
– Facebook: https://facebook.com/eDatacenterVNTT
– Zalo OA: https://zalo.me/edatacentervntt