Tích hợp hệ thống là gì? Tổng quan về tích hợp hệ thống

Tích hợp hệ thống là khái niệm không còn xa lạ với các doanh nghiệp bất kể lớn hay nhỏ, đặc biệt là khi công ty ngày càng mở rộng, có thêm nhiều quy trình phức tạp hơn. Trong bài viết này, VNTT sẽ giải đáp những điều bạn cần biết về dịch vụ này, từ định nghĩa, các loại hình tích hợp khác nhau đến các bước để thực hiện. 

Tự động hóa nhiều tương tác của hệ thống để giảm thiểu các công việc thủ công.

Tích Hợp Hệ Thống là gì?

Hay còn được gọi là SI (System Integration), là việc tích hợp nhiều hệ thống con với nhiều chức năng riêng lẻ thành một hệ thống lớn, thống nhất các chức năng nhỏ lẻ, cho phép tất cả các hệ thống có thể hoạt động đồng thời.

Nói cách khác, đây là một hệ thống cộng sinh có thể đáp ứng và phục vụ mọi chức năng theo yêu cầu của tổ chức, doanh nghiệp. Hệ thống lớn này có thể hoàn thành mọi công việc mà các hệ thống nhỏ lẻ có thể làm.

Hầu hết các tổ chức thực hiện việc này nhằm nâng cao hiệu suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động. Mục tiêu chính là để có thể liên kết các hệ thống CNTT khác nhau của tổ chức, từ đó tránh việc mất thời gian, công sức để chia sẻ thông tin giữa các bộ phận và với cấp quản lý.

Phân loại

4 loại hình của tích hợp hệ thống
Kế Thừa (Legacy System Integration)

Là quy trình tích hợp các ứng dụng hiện đại vào các hệ thống lâu đời hiện có.

Nhiều công ty vẫn đang vận hành dựa trên các hệ thống lâu đời mà không thể thay thế vì những hệ thống này rất quan trọng với các công việc và vận hành hàng ngày của doanh nghiệp. Vậy thay vì loại bỏ, các công ty hiện đại hóa chúng bằng việc kết hợp các ứng dụng mới và hiện đại vào những hệ thồng này.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và tổ chức đang phải đối mặt với thách thức tích hợp các hệ thống kế thừa đã sử dụng từ trước để đảm bảo tính liên tục và hiệu quả trong quản lý thông tin.

Tích Hợp Ứng Dụng Doanh Nghiệp (EAI)

EAI là tích hợp các hệ thống nhỏ lẻ khác nhau trong một môi trường doanh nghiệp.

Khi phát triển, công ty sẽ có nhiều ứng dụng và hệ thống để hợp lý hóa các quy trình trong vận hành. Các ứng dụng này thường hoạt động riêng rẽ và tích lũy một khối lượng dữ liệu khổng lồ một cách riêng biệt. Tích hợp ứng dụng doanh nghiệp (EAI) đưa tất cả các chức năng vào một chuỗi kinh doanh và tự động hóa việc trao đổi dữ liệu theo thời gian thực giữa các ứng dụng khác nhau.

Của Bên Thứ Ba (Third-Party System Integration)

Loại hình này giúp doanh nghiệp mở rộng chức năng của hệ thống hiện có và tối ưu hóa quy trình công việc.

Tích hợp các công cụ của bên thứ ba là một lựa chọn tuyệt vời khi doanh nghiệp của bạn cần chức năng mới nhưng không đủ khả năng phát triển phần mềm tùy chỉnh hoặc không có thời gian chờ đợi các tính năng được xây dựng từ đầu.

Thông qua việc tích hợp các ứng dụng, giao diện, hoặc API của các hệ thống bên thứ ba, doanh nghiệp có thể tận dụng các dịch vụ và chức năng sẵn có để nâng cao khả năng cạnh tranh và cung cấp giải pháp toàn diện hơn cho khách hàng.

Tích Hợp Giữa Doanh Nghiệp Với Doanh Nghiệp 

Tích hợp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hoặc B2B giúp tự động hóa các giao dịch và trao đổi tài liệu giữa các công ty. Nó dẫn đến sự hợp tác và giao dịch hiệu quả hơn với các nhà cung cấp, khách hàng và đối tác.

Việc tích hợp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp thường bao gồm việc sử dụng các giao thức và tiêu chuẩn như Electronic Data Interchange (EDI), API (Application Programming Interface), Web Services và các công nghệ khác để chia sẻ dữ liệu và thông tin giữa các hệ thống. Các hệ thống ERP, SCM (Supply Chain Management), CRM (Customer Relationship Management) và e-commerce thường được tích hợp để tạo ra một hệ thống liên kết toàn diện.

Lợi ích của Tích Hợp Hệ Thống với doanh nghiệp

Lợi ích chính của tích hợp hệ thống là nó hỗ trợ tổ chức một cách hiệu quả và toàn diện. 
Tăng hiệu quả công việc

Giúp doanh nghiệp hoạt động trơn tru hơn, nâng cao hiệu suất, và chất lượng hoạt động. Khi tích hợp các hệ thống nhỏ lẻ khác nhau trong một tổ chức, các bộ phận sẽ tốn ít thời gian và công sức hơn để chia sẻ thông tin hay cùng giải quyết một công việc. Ví dụ doanh nghiệp có thể kết hợp các hệ thống để theo dõi kho hàng, quản lý đơn hàng và khách hàng một cách hiệu quả và chính xác nhất. 

Dữ liệu chính xác hơn

 Dữ liệu được cập nhật đồng thời trên toàn bộ hệ thống, giúp các phòng ban có thể truy cập và theo dõi dữ liệu một cách thống nhất.

Giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh hơn

Bạn không cần phải thu thập dữ liệu trên các hệ thống khác nhau. Với việc tích hợp hệ thống, bạn sẽ có một cái nhìn toàn diện về tất cả thông tin trên một kho lưu trữ. Từ đó các quyết định có thể đưa ra một cách nhanh chóng hơn. 

Tiết kiệm chi phí

Thường tiết kiệm chi phí hơn so với việc thay thế các hệ thống nhỏ lẻ thành một hệ thống mới.

Khả năng mở rộng linh hoạt

Do nhu cầu sử dụng và dữ liệu người dùng ngày càng tăng theo thời gian nên việc mở rộng hệ thống là cần thiết. Với tích hợp hệ thống, việc nâng cấp các hệ thống thành phần rất linh hoạt. Tùy theo nhu cầu cụ thể, doanh nghiệp có thể mở rộng các thành phần tương ứng để đáp ứng nhu cầu thay vì phải nâng cấp toàn bộ hệ thống sẵn có.

Tính bảo mật cao

Thông thường trên từng hệ thống riêng biệt sẽ sử dụng các phương thức xác thực và bảo mật dữ liệu riêng gây khó khăn trong việc quản lý hệ thống và tăng khả năng bảo mật cho các hệ thống này. Việc tích hợp hệ thống và lưu trữ tập trung dữ liệu người quản trị sẽ chỉ cần tìm kiếm giải pháp bảo mật cho một hệ thống duy nhất từ nó nâng cao tính bảo mật của hệ thống.

Các bước thực hiện

Những bước quan trọng và căn bản để có thể tích hợp hệ thống một cách hiệu quả
 1. Lập Kế Hoạch Và Đánh Giá Mức Độ Khả Thi

Mọi quy trình tích hợp đều bắt đầu bằng việc đánh giá các hệ thống sẽ được tích hợp và vạch ra một chiến lược thực tế. Liệt kê chính xác về phần mềm hiện tại của bạn và các thông số kỹ thuật của nó, đồng thời xác định tất cả các yêu cầu tích hợp.

Ngoài ra, hãy xác định phạm vi của dự án tích hợp, lịch trình và chi phí của nó. Bạn nên bao gồm tất cả các rủi ro có thể xảy ra trong kế hoạch của mình và cách xử lý chúng.

2. Thiết Kế

Tại đây, bạn chọn một trong các mô hình phổ biến mà chúng tôi đã đề cập ở trên hoặc thiết kế một mô hình tùy chỉnh để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của bạn. Bạn cũng cần bản thiết kế chi tiết về cách hệ thống sẽ giao tiếp với các hệ thống khác. Giai đoạn rất quan trọng vì nó vạch ra mô hình, phương pháp và quy trình tích hợp nói chung.

3. Thử Nghiệm Và Triển Khai

Hệ thống tích hợp mới được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng tất cả các mô-đun tương tác liền mạch với nhau mà không làm mất bất kỳ dữ liệu nào trong quá trình truyền. Sau khi thử nghiệm thành công, hệ thống này sẽ được ứng dụng trong quá trình vận hành.

Nên duy trì giai đoạn triển khai ngắn để tránh những thách thức liên quan đến những thay đổi có thể xảy ra trong quá trình tích hợp. Quản lý dự án linh hoạt có thể được áp dụng trong và sau giai đoạn này để giúp công ty điều chỉnh theo bối cảnh thay đổi của các hệ thống tích hợp.

4. Bảo Trì

Không nên bỏ qua việc bảo trì định kỳ trên hệ thống. Nên lập lịch chẩn đoán hiệu suất để đảm bảo rằng tất cả các mô-đun hoạt động hoàn hảo và không có lỗi xảy ra

Kết luận

Với những khả năng linh hoạt và lợi ích tuyệt vời, các doanh nghiệp đều mong muốn triển khai tích hợp hệ thống thành công. Năng lực của đối tác cung cấp giải pháp tích hợp là yếu tố tiên quyết để kết nối hệ thống rời rạc này thành khối sức mạnh hợp nhất.

Nhờ thấu hiểu thị trường, am tường chuyên môn, VNTT cùng các đối tác hàng đầu trong lĩnh vực CNTT luôn sẵn sàng đem đến giải pháp tích hợp hệ thống tối ưu nhất, phù hợp nhất với nhu cầu của doanh nghiệp của bạn.

Để được tư vấn và tìm hiểu thêm về dịch vụ tích hợp hệ thống, vui lòng truy cập tại đây hoặc liên hệ chúng tôi qua:

Công ty CP Công nghệ & Truyền thông Việt Nam (VNTT)

– Địa chỉ: Số 2, Đường Tiên Phong 3, Phường Hoà Phú, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

– Hotline: 1800 9400 – 0913 150 742

– Email: kinhdoanh@vntt.com.vn

– Facebook: https://facebook.com/eDatacenterVNTT

– Zalo OA: https://zalo.me/edatacentervntt

Đăng ký nhận tin

Bài viết mới nhất

Scroll to Top